Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

LỊCH SỬ SA TÂN MIẾU


 
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MIẾU BÀ.
Bổn Hội SA TÂN MIẾU KỲ THÁNH THỦY LONG CUNG xin trình bày:
Cách đây hơn 188 năm,vào thế kỷ thứ 18,trên dòng sông Bến Cát thuộc xã Hạnh Thông-tổng Bình Trị Thượng-huyện Gò Vấp-tỉnh Gia Định,có một người đàn ông chuyên sống nghề chài lưới.Vào một mùa đông rét buốt,khi quăng lưới thì không bắt được con cá nào cả,ngược lại ông đã vớt được pho tượng,đó là Bà Thủy Tề.Từ đó,ông là người đầu tiên sáng lập và xây dựng ngôi miếu an vị cho Bà. Từ khi có ngôi miếu này,bà con bá tánh nơi đây có phần sung túc hơn.
Thời gian trôi qua,ông mất đi nhưng ông còn để lại trong dân gian niềm thương nhớ kỷ niệm vô cùng cho nên Ban Hội Đồng nhất trí lấy danh hiệu là “Miếu Ông Chài” để tưởng nhớ và được lưu truyền ca tụng mãi đến ngày nay…
Năm 1945-1954 là thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi hòa bình lập lại trên đất nước thì cũng là lúc miếu được tái thiết lập lần thứ 2 qua những vật liệu sơ sài của các chùa chiền công đức. Số người thừa kế bầu lại Ban quản trị mới, đồng thời soạn thảo và lấy danh hiệu là “ Sa Tân Miếu Kỳ Thánh Thủy Long Cung”.
Năm 1954-1968 là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Lúc bấy giờ,Miền Nam chiến tranh rất ác liệt, xung quanh ngôi miếu thì bị tàn phá của bom đạn nên mọi người đã chạy vào Miếu để lánh nạn và  được an toàn.
Trải qua 2 thời kỳ chiến tranh lan rộng khắp đất nước, ngôi miếu có một số hiện vật vẫn còn nguyên vẹn nhưng một số thì có phần hư-bể-nát. Cuối năm 1968 Miếu xuống cấp trầm trọng do sự tàn phá triền miên của bom đạn, nắng mưa… Muốn cứu vãn tình thế ngôi miếu, bằng nguyện vọng mong ước và quyết tâm, có ý thức trách nhiệm cao nên Ông Lý Văn Tây (sn 1931)là Hội Trưởng và Ông Phạm Văn Tám (sn 1944) là Hội Phó lúc bấy giờ cùng với các thành viên Ban Hội Thảo có những phương hướng kế hoạch và kêu gọi các Ban Hội Người Việt và Người Hoa-các Cô Bác gần xa cùng Nhân Dân địa phương tích cực ủng hộ tham gia đóng góp nhiều mặt vào việc trùng tu lần thứ 3.
Năm 30-04-1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đến giữa tháng 3 năm 1990 Miếu lại được trùng tu lần thứ 4. Trước mắt là thiết lập một cây cầu gỗ dài 100m tận dụng ra bờ song qua miếu nổi để dễ dàng cho sự đi lại của nhân dân đến chiêm bái tín ngưỡng Bà Thủy Long Cung và Năm Bà Ngũ Hành. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của Ông Huỳnh Thiên Đức và Bà Lương Lê Vân-Phường 5 Q10 TP.HCM và sự đóng góp nhân-tài-lực của các người Việt-người Hoa xa gần hoàn thành tốt đẹp. Ngôi miếu khang trang rực rỡ huyền bí mang đậm nét phong tục tập quán di tích Cổ Truyền của hai dân tộc Việt-Hoa. Và đó cũng chính là kết quả tốt đẹp của biết bao công sức bà con cô bác xa gần mới có được ngôi miếu khang trang như ngày hôm nay.
Ban cố vấn người Hoa trực tiếp thể hiện như: Ông Lương Cử Diệu(Thầy Địa Lý), Trương Kim Hưng, Lương Thuận Vinh, Thái Nguyệt Thường, Trương Nhi Nữ, Quỳnh Quang Trang Nhã Nhi, Trần Hòa Huệ. Và thời gian sau thì có các cố vấn như: Bành Thiên Hữu, Đỗ Thị Thúy Hải…
Bổn Hội thay mặt Ban Trị Sự Sa Tân Miếu Kỳ Thánh Thủy Long Cung xin chân thành cảm tạ và ghi ơn công lao toàn thể nhân dân địa phương-cô bác anh chị em Việt-Hoa xa gần,  đặc biệt nói lên long biết ơn các cấp chính quyền Phường 5 Quận Gò Vấp về sự quan tâm tận tình giúp đỡ qua một thời gian khó khăn và qua nhiều diễn biến phức tạp của Xã Hội.

Ngày 01 Tháng 05 Năm 1990
Ban Trị Sự


   Hội Trưởng: Phạm Văn Tám

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét